NÊN HAY KHÔNG: TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI TRONG "THÁNG CÔ HỒN"
- Đối với văn hóa người Việt, "Ngày cưới" là một sự kiện đặc biệt, đánh dấu cho sự khởi đầu của cuộc sống hôn nhân. Chính vì vậy, việc chọn lựa ngày tổ chức luôn khiến cho hai bên gia đình và cô dâu chú rể đôi lúc gặp những băn khoăn hoặc những khó khăn nhất định.
- Càng đặc biệt hơn đối với những cặp đôi có kế hoạch "về chung nhà" trong khoảng thời gian tháng 7 âm lịch, luôn vướng những quan niệm kiêng cữ, những rào cản vô hình tác động, đôi khi mang tâm lý sợ hoặc dời lại kế hoạch của chính mình.
- Qua bài viết này, bạn hãy cùng Gold Palace phân tích một vài yếu tố để có cái nhìn chi tiết hơn về việc nên hay không trong việc tổ chức tiệc cưới trong "tháng cô hồn"
Nguồn Gốc Của Tháng 7 Âm Lịch:
Nguồn gốc vì sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn thì thực sự không có một lời giải đáp chính xác. Chỉ biết rằng từ xa xưa dân gian đã cho rằng vào tháng cô hồn hay tháng 7 âm lịch hàng năm thì ngày rằm tháng 7 là ngày "xá tội vong nhân". Là ngày diêm vương mở quỷ môn quan để ma quỷ tự do trở về nhân gian. Nên khi vào Rằm tháng 7, thường dân gian người Việt luôn chuẩn bị những mâm cúng mà chúng ta hay gọi là "cúng cô hồn", với ý nghĩa là dâng một phần lễ vật giúp các linh hồn không bị đói khát và cầu mong họ không quấy phá đến gia đạo, giúp cho việc làm ăn gặp thuận lợi và thành công hơn.
Những Kiêng Kỵ Theo Quan Niệm Dân Gian:
- Tránh phơi quần áo vào ban đêm vì các vong linh sẽ nương vào trú ngụ.
- Không gọi tên bạn bè, người thân quá lớn vào ban đêm vì sẽ dễ bị trêu ghẹo.
- Không nhổ lông chân vì "một sợi lông quản 3 con quỷ" do đó càng nhiều lông chân thì ma quỷ càng không dám đến gần.
- Không hù dạ người khác vì khi giật mình sẽ làm linh hồn bị yếu đi, khiến cho ma quỷ dễ nhập vào và làm hại thân chủ.
- Đi đêm nghe tiếng kêu không ngoáy đầu nhìn lại vì đang bị trêu ghẹo.
- Không đốt giấy tiền vàng bạc tùy tiện, trừ trường hợp cúng cho tổ tiên ông bà vì các vong linh thường kéo đến.
- Không nên treo chuông gió, vì tiếng chuông gió kêu dễ dàng thu hút ma quỷ.
- Không chụp ảnh qua gương và theo quan niệm gương là cánh cửa của 2 thế giới âm - dương.
- Không cắt tóc vì khí âm dễ xâm nhập khiến đau ốm, tổn hại sức khỏe.
- Không đi bơi vì tháng này âm hồn có mặt ở khắp nơi, đặt biệt là những nơi có nước.
Tuy nhiên, những điều được đề cập bên trên chỉ là quan niệm dân gian nhằm "có kiêng có lành" chứ không hề mang tính bắt buộc, càng không được kiểm chứng tính khoa học, vì hình thành theo một thời gian dài trong dân gian ăn sâu vào cuộc sống văn hóa của người Việt.
Quan Điểm Tốt - Xấu Của "Tháng Cô Hồn"
Thực tế, theo quan niệm của nhà Phật trong văn hóa Việt Nam, hoàn toàn không có khái niệm "tháng cô hồn", và tháng 7 âm lịch không phải là tháng xấu mà ngược lại, tháng 7 âm lịch mang một ý nghĩa to lớn cũng những hàm ý được gửi gắm qua các câu chuyện được lưu truyền từ hơn 2500 năm trước cho con người đời sau về "đạo làm con".
Theo đó, tháng 7 là dịp đại lễ "Vu Lan Báo Hiếu" có nguồn gốc từ tích Mục Kiền Liên tôn giả cứu mẹ, được xem như đại lễ lớn nhất trong năm cùng với lễ Phật Đản diễn ra vào rằm tháng 4 âm lịch. Tháng 7 Vu Lan là dịp lễ để nuôi dưỡng tâm tính của một con người, giúp con cháu bày tỏ tấm lòng hiếu kính đến cha mẹ, ông bà, hoặc những người có ơn cưu mang nuôi nấng mình. Đây là một nét đẹp trong tín ngưỡng vô cùng to lớn, mang tính giáo dục nhăn văn và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi con người.
Có Nên Tổ Chức Cưới Trong Tháng 7 Âm Lịch:
Như Gold Palace đã trình bày bên trên, Tháng 7 âm lịch hoàn toàn là một nét đẹp trong tín ngưỡng và văn hóa của người Việt trong suốt hàng nghìn năm qua, chỉ thiên về các hoạt động và dịp để ghi nhớ công ơn đối với các bậc sinh dưỡng. Chính vì vậy, các cặp đôi hoàn toàn có thể tổ chức hôn sự của mình một cách bình thường mà không ảnh hưởng bởi bất gì yếu tố nào, đôi khi đó cũng là một điểm nhấn cho chính buổi tiệc của mình trong một khoảng thời gian đặc biệt mà số ít người mới dám thực hiện.
Ngoài ra, việc đi đến quyết định hôn nhân quyết định ở yếu tố chính là tình cảm của 02 người, là sự hòa hợp trong tính cách và tâm hồn được thử thách trong suốt một thời gian dài tìm hiểu chứ không phải ở thời điểm tổ chức tiệc chiêu đãi, nên ở đây thời điểm được chọn chỉ là 1 thành tố phụ trong sự kiện mà thôi.
Những Ưu Điểm - Lợi Ích Khi Cưới Trong Tháng Bảy:
Về Ưu Đãi & Tiết Kiệm Chi Phí: Do yếu tố tâm lý, nên một bộ phận người dân suy nghĩ "có kiêng có lành" nên sẽ "né" tổ chức tiệc trong thời gian này. Kéo theo doanh thu đại đa số đơn vị cung cấp dịch vụ của các ngành cưới như nhà hàng, áo cưới, chụp hình, thiệp, trang trí.... đều bị sụt giảm. Chính vì vậy, các đơn vị cung cấp đều tung ra những chương trình khuyến mãi ưu đãi cực lớn về quà tặng & giảm giá để kích cầu. Đây được xem là thời điểm vàng để các cặp đôi "tranh thủ" để tối ưu nhất kinh phí cho kế hoạch cưới của mình.
Minh họa một chương trình ưu đãi đặc biệt với quà tặng và chi phí cực tốt tại Venus Luxury.
Giảm tình trạng quá tải khi đặt địa điểm tổ chức - dịch vụ cưới: Sẽ không như tình trạng quá tải ở mùa cưới vào các tháng cuối năm - giáp tết. Cưới vào tháng 7 âm lịch cô dâu chú rể sẽ chủ động hơn trong việc chọn tổ chức ở các khung giờ vàng hoặc chọn không gian thoải mái - ưng ý hơn.
Khách mời tham dự đầy đủ hơn: Khách được mời sẽ không gặp tình trạng "chạy show dự tiệc" như những tháng cao điểm, nên chắc chắc sẽ đến và tham dự buổi tiệc của bạn đầy đủ và có thể ngồi xuyên suốt buổi tiệc chứ không vội di chuyển đến một buổi tiệc khác.
Lưu ý nhỏ: hãy chủ động thăm dò và chuẩn bị thực đơn chay cho buổi tiệc trong tháng 7 âm lịch, sẽ làm cho khách mời cảm nhận được sự chu đáo và tinh tế của bạn, cũng như có được sự hài lòng nhất.
Lời Kết: Ngày nay, mọi dịch vụ liên quan đến cưới - hỏi đều có sự hỗ trợ, cô dâu chú rể chỉ cần chọn thời gian có thời tiết thuận lợi cho 2 bên gia đình và khách mời, chứ không gò bó hoặc bắt buộc ở khoảng thời nào mà là diễn ra cả năm. Việc kiêng kỵ cưới xin trong tháng 7 âm lịch hoàn toàn là mê tín, không có cơ sở khoa học. Có chăng đây chỉ là thói quen hình thành theo thời gian dài trong tâm lý và cuộc sống người Việt.
Theo nguồn từ Mimi